Ứng dụng Nông Nghiệp Thuận Thiên - Bảo Tồn Dinh Dưỡng Đất, Đa Dạng Sinh Học và Văn Hóa Địa Phương
Chủ sở hữu kiến thức: Chú Tư Việt
1. Thông tin địa phương:
Kiên Giang là vùng trồng lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long miền Nam Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với nghề đánh bắt cá và trồng lúa. Kiên Giang.
Kiên Giang có sự sinh sống của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer; Trong đó, người Khmer chiếm hơn 13% dân số tỉnh, là dân tộc thiểu số đông thứ ba ở đồng bằng sông Cửu Long, sau các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
2. Bối cảnh:
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa nổi tiếng của Việt Nam, tuy nhiên, tình trạng khai thác lúa quá mức đang trở thành mối lo ngại. Sự tập trung cao độ vào sản xuất lúa có thể gây áp lực lên đất. Lúa là loại cây trồng cần nhiều dinh dưỡng, đòi hỏi đất phải giàu chất dinh dưỡng. Nếu nông dân chỉ trồng lúa và không bổ sung dinh dưỡng cho đất thông qua phương pháp luân canh hoặc để đất nghỉ ngơi, đất sẽ bị suy thoái. Điều này dẫn đến năng suất thấp hơn và cần nhiều phân bón hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến hệ sinh thái và kinh tế đi xuống.
Phương pháp nông nghiệp đơn canh chỉ trồng một loại cây trên diện rộng, làm giảm đa dạng sinh học. Điều này có thể gây hại cho hệ sinh thái theo nhiều cách. Với ít loài thực vật hơn, sẽ có ít côn trùng và các sinh vật khác sống dựa vào những loài thực vật đó. Điều này phá vỡ chuỗi thức ăn và giảm kiểm soát sâu bệnh tự nhiên.
3. Vấn đề cần giải quyết:
Làm sao trồng lúa để giúp tái tạo chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và tạo kinh tế cho người dân địa phương?
4. Phương pháp:
* Loại kiến thức địa phương được áp dụng?
Giải pháp này đang áp dụng kiến thức địa phương từ văn hóa Lúa Mùa do người Khmer sáng tạo ra.
* Lúa Mùa là gì?
Lúa Mùa là cây trồng chính của nước ta cho đến những năm 1960. Vụ lúa diễn ra trong mùa mưa, lúa được gieo trồng vào tháng 6 và thu hoạch vào tháng 11. Vụ lúa này còn được gọi là Lúa Tháng Mười vì thu hoạch vào tháng 11 (hoặc tháng Mười âm lịch).
Lúa Mùa là người bạn không thể thiếu của người Việt, Khmer và Hoa theo lối sống tự nhiên trong quá trình phát triển của đồng bằng sông Cửu Long trong 300 năm qua.
Nhiều năm trước, Lúa Mùa chỉ được trồng một lần một năm vào mùa nước nổi, lúa tự sinh trưởng và phát triển tự nhiên, được thu hoạch trước hoặc sau Tết truyền thống. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở đi, các giống lúa mùa gần như tuyệt chủng.
Trồng lúa mùa là phương pháp canh tác truyền thống, không sử dụng hóa chất. Loại cây trồng này có khả năng phục hồi tự nhiên sau khi bị sâu bệnh phá hoại và phát triển mạnh với sự can thiệp tối thiểu của con người, rất phù hợp với tình hình khí hậu thay đổi.
* Kiến thức Khoa học được áp dụng?
- Kiến thức vi sinh vật: sử dụng vi sinh vật để kiến soát nấm và vi khuẩn, giảm sử dụng hóa chất
- Kỹ thuật canh tác tân tiến: Trồng lúa mùa xen canh với nhiều loại cây trồng khác để tạo ra các sản phẩm phụ giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân và cộng đồng
5. Giải pháp
Giải pháp tổng quan: Sử dụng các giống lúa địa phương để tăng cường khả năng chống chịu hạn hán, mặn và nước biển dâng. Trang trại Lúa Mùa cũng áp dụng trồng bèo trên mặt ruộng để tạo ra sinh khối và phân bón đạm tự nhiên cho lúa.
Phục hồi canh tác lúa truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long - Hướng dẫn từng bước:
Bước 1: Phục hồi đất và giảm hóa chất để hồi sinh sự sống dưới nước và đa dạng sinh học
- Thực hiện phương pháp thực hành nông nghiệp hữu cơ để phục hồi sức khỏe đất và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại.
- Phục hồi các loài thủy sinh vật địa phương để tăng cường đa dạng sinh học và thúc đẩy kiểm soát sâu bệnh tự nhiên.
Bước 2: Nghiên cứu và cải tiến giống lúa
- Tiến hành nghiên cứu sâu về các giống lúa bản địa để hiểu rõ đặc tính và khả năng phục hồi độc đáo của chúng.
- Áp dụng kỹ thuật chọn lọc để phát triển các giống lúa mới có năng suất cao hơn, kháng bệnh tốt hơn và thích nghi với điều kiện địa phương.
Bước 3: Tìm kiếm và bảo tồn nông cụ Lúa Mùa của người Khmer
- Tìm kiếm và bảo tồn các nông cụ và kỹ thuật nông nghiệp truyền thống Lúa Mùa của người Khmer.
- Ghi lại và chia sẻ kiến thức thu thập được để thúc đẩy bảo tồn văn hóa và các thực hành nông nghiệp bền vững.
Bước 4: Thực hiện nghiên cứu thị trường và chọn giống lúa phù hợp
- Tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để hiểu sở thích của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường đối với các giống lúa khác nhau.
- Chọn giống lúa để canh tác dựa trên nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện địa phương và văn hóa.
Bước 5: Tạo ra nguồn thu nhập thông qua trải nghiệm du lịch nông nghiệp
- Phát triển mô hình du lịch kết hợp trải nghiệm thực hành nông nghiệp truyền thống và tìm hiểu tri thức bản địa, tạo điện kiền để du khách tham gia vào các hoạt động trồng lúa để tìm hiểu về văn hóa Lúa Mùa.
- Quảng bá và thu hút khách du lịch, tạo ra doanh thu và nâng cao nhận thức về Lúa Mùa và văn hóa địa phương.
6. Kết quả
Giảm 100% phân bón hóa học
Gạo Lúa Mùa tạo ra nhiều loại lúa, bao gồm gạo lức và gạo trắng
Lúa Mùa có lớp vỏ trấu dày, cho phép bảo quản lâu không bị mốc, ngay cả sau khi xay xát
7. Kết quả & Tác động
Tăng gấp đôi số lượng cá bản địa trong trang trại (từ 5 loài hiện nay lên hơn 10 loài)
Tăng 10 lần số lượng cây trồng đa dạng trong trang trại với 10 loại cỏ dại và hơn 100 loại thực vật khác nhau
Tăng thời gian người dân địa phương có được để tham gia các hoạt động khác
8. Thách thức
Hiểu biết của người dân địa phương về văn hóa Lúa Mùa, cách thức giúp bảo tồn dinh dưỡng đất và văn hóa đang còn hạn chế
Gạo Lúa Mùa có giá thành cao so với thu nhập của người dân địa phương
Tài chính có hạn để thuê người vận hành mô hình du lịch giáo dục nông nghiệp để tạo thêm thu nhập
9. Giải pháp này cần hỗ trợ gì?
Vốn ban đầu để thuê đội ngũ vận hành mô hình du lịch giáo dục nông nghiệp
Kỹ thuật để chuyển đổi các công cụ nông nghiệp truyền thống
Truyền thông
10. Kiến thức địa phương liên quan được bảo tồn từ giải pháp này
Văn hóa thu hoạch lúa mùa của người Khmer
11. Vùng/Địa điểm/Cộng đồng áp dụng kiến thức địa phương
Châu Thành, Kiên Giang
Các giống lúa mùa có thể được lựa chọn và áp dụng ở các vùng và điều kiện môi trường tương tự.
12. Cách thức tham gia của người trẻ
Marketing và xây dựng thương hiệu
Phát triển và vận hành website
Hướng dẫn viên du lịch
Phát triển kinh doanh
13. Thông tin về Chủ sở hữu kiến thức
Lê Quốc Việt, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ông đã trồng hơn 40 giống lúa mùa, chỉ thu hoạch bằng dụng cụ nông nghiệp truyền thống để bảo tồn văn hóa.